Nguyên lý Rechtsstaat

Con tem của Đức (1981). Rechtsstaat, Khái niệm Cơ bản về nền Dân chủ – "Cơ quan lập pháp bị trật tự hiến pháp ràng buộc, phía hành pháp và tư pháp bị luật lệ và quyền trói buộc." (Điều 20(3) GG)

Rechtsstaat có những nguyên lý quan trọng nhất như sau:[12]

  • Nhà nước dựa trên quyền tối cao của hiến pháp quốc gia và đảm bảo sự an toàn và quyền hiến định của công dân.
  • Xã hội dân sự là đối tác bình đẳng của nhà nước.
  • Sự phân quyền, với các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp của chính phủ hạn chế quyền hành lẫn nhau và cung cấp cơ chế kiểm tra và cân bằng
  • Cơ quan tư pháphành pháp bị luật lệ (không làm trái luật) ràng buộc, và cơ quan lập pháp bị các nguyên tắc hiến pháp trói buộc
  • Bản thân cả cơ quan lập pháp và nền dân chủ đều bị các quyền và nguyên tắc hiến định cơ bản ràng buộc
  • Tính minh bạch trong số hành vi của nhà nước và điều kiện cần thiết cung cấp lý do cho tất cả các hành vi của nhà nước
  • Các thiết chế độc lập cân nhắc những quyết định và hành vi của nhà nước, bao gồm cả quá trình kháng nghị
  • Hệ thống phân cấp luật và đề nghị rõ ràng, dứt khoát
  • Độ tin cậy trong hành động của nhà nước, bảo vệ sự định vị trong quá khứ được thực hiện đầy thiện chí nhằm chống lại hành động của nhà nước sau này gọi là cấm hồi tố
  • Nguyên tắc về sự tương xứng trong hành động của nhà nước

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rechtsstaat http://wikis.fu-berlin.de/display/SBprojectrol/Ger... http://wikis.fu-berlin.de/display/SBprojectrol/Hom... http://scholarship.law.georgetown.edu/cgi/viewcont... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... //doi.org/10.7202%2F043305ar https://ssrn.com/abstract=1056401 https://d-nb.info/gnd/4129195-5 https://www.faz.net/s/RubCF3AEB154CE64960822FA5429... https://archive.org/details/dieletztengrnde00welcg... https://archive.org/details/in.ernet.dli.2015.5534...